Tin tức & Sự kiện

15 công ty Nhật dự kiến rời Trung Quốc sang Việt Nam Cơ hội nào cho dự án Happy One Central

15 doanh nghiệp Nhật Bản sẽ được chính phủ nước này hỗ trợ chi phí để chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (Jetro) vừa công bố danh sách 30 doanh nghiệp nước này (trên tổng số hơn 100 công ty đăng ký dự án đa dạng hoá chuỗi cung ứng) được nhận trợ cấp để chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Lào.

Một nửa danh sách này là các công ty đăng ký chuyển sang Việt Nam, gồm doanh nghiệp quy mô lớn, nhỏ và vừa (SME). Chưa rõ việc di dời này là một phần hay toàn bộ hoạt động sản xuất của họ tại Trung Quốc.

Danh sách 15 công ty Nhật Bản được nhận trợ cấp để chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Nguồn: Jetro.

Danh sách 15 công ty Nhật Bản được nhận trợ cấp để chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Nguồn: Jetro.

Đa số công ty được trợ cấp để sang Việt Nam thuộc lĩnh vực sản xuất thiết bị y tế. Bên cạnh đó, có một số doanh nghiệp sản xuất liên quan đến chất bán dẫn, linh kiện điện thoại, máy điều hoà hay module điện... Trong danh sách này, Tập đoàn Hoya sản xuất linh kiện ổ cứng dự kiến di dời hoạt động sản xuất Trung Quốc sang Việt Nam và Lào.

Theo công bố của Jetro, số tiền trợ cấp dao động 100 triệu đến 5 tỷ yen, bù đắp một phần chi phí cần thiết để mua sắm và lắp đặt máy móc, thiết bị cho việc mở rộng sản xuất.

Ngoài 30 công ty được trợ cấp để chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á, Chính phủ Nhật Bản cũng chi ít nhất 57,5 tỷ yen (536 triệu USD) cho 57 công ty gồm hãng tư nhân sản xuất khẩu trang Iris Ohyama và Tập đoàn Sharp để chuyển hoạt động sản xuất về nước.

Đây là một phần chính sách nằm trong dự án đa dạng hoá chuỗi cung ứng toàn cầu được Nhật Bản công bố từ tháng 4. Nhật Bản là nền kinh tế thứ hai (sau Đài Loan) có chính sách cụ thể để đẩy mạnh việc đa dạng hoá chuỗi cung ứng toàn cầu, giảm thiểu sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.

Năm ngoái, chính quyền Đài Loan cũng đã hỗ trợ doanh nghiệp cả về đất đai, nước, điện, vốn và thuế để thúc giục doanh nghiệp chuyển hoạt động sản xuất về nước.

Cơ hội nào cho thị trường bất động sản Việt Nam

Theo thống kê của JLL vào năm 2019, Bình Dương đang có khoảng 24.000 căn hộ và 4.500 căn nhà liền thổ. Tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng, phân khúc nhà ở cao cấp có vị trí thuận tiện, tiện ích đa dạng phù hợp với nhu cầu của giới chuyên gia vẫn còn rất “mỏng”.

“Nhu cầu nhà ở của giới chuyên gia, kỹ sư đang làm việc trong các khu công nghiệp tại Bình Dương là rất lớn. Nhưng nếu muốn khai thác hiệu quả tệp khách hàng này cần có những sản phẩm chất lượng. Họ thường thích sống ở những không gian sinh thái, ở đó không chỉ đáp ứng tiêu chí xanh - sạch - đẹp mà còn phải đảm bảo an toàn, văn minh và quan trọng là gần khu công nghiệp để tiện di chuyển không tốn thời gian”, anh Mạnh Văn – một môi giới chuyên bán phân khúc này chia sẻ.

Cũng theo anh Văn, chính vì có nhu cầu lớn, song có một thực tế là tại Bình Dương, nguồn cung các dự án cao cấp hướng đến nhóm khách hàng là chuyên gia không nhiều. Ngoài các dự án căn hộ đang được triển khai nhiều ở khu vực giáp ranh với TP.HCM, các dự án nhà phố, biệt thự gần các khu công nghiệp được đưa ra thị trường thời gian qua chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Có thể điểm danh một vài dự án như: Happy One Central ở trung tâm trung tâm thành phố Thủ Dầu Một, Khu căn hộ độc bản ở trung tâm thành phố thủ đầu một happy one phú hòa, Khu biệt thự Ruby land ở khu công nghiệp Mỹ Phước II hay gần đây là khu đô thị EcoLakes Mỹ Phước của chủ đầu tư SetiaBecamex. Tình trạng cầu vượt cung gấp nhiều lần là nguyên nhân chính thúc đẩy các dự án đạt mức tiêu thụ 100% chóng vánh chỉ trong vài tháng.

Đăng ký nhận thông tin lộ trình và bảng giá căn hộ Happy One Central